De Heus Tiên Phong Tham Gia Vào Chương Trình Thí Điểm Ngành Chăn Nuôi Heo Về An Toàn Sinh Học Và Kiểm Soát Dịch Bệnh

05 tháng 12 2022
-
3 phút

Ngày 21 tháng 10 năm 2022 vừa qua, với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế - thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công bố thành lập Nhóm công tác Công – Tư để giám sát và định hướng chiến lược cho Chương trình thí điểm ngành chăn nuôi lợn về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH, tiền thân là OIE).

Là mô hình đầu tiên tại Việt Nam, nhóm công tác PPP – do Dự án hỗ trợ kỹ thuật của IFC phát triển, là một phần trong sáng kiến nhằm giúp các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam phục hồi sau khủng hoảng dịch tả lợn Châu Phi – sẽ thực hiện một nguyên mẫu phân vùng (compartment) để các doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển và thực hiện qui trình quản lý rủi ro an toàn sinh học được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo vệ các công ty chăn nuôi lợn và người tiêu dùng chống lại mối nguy từ Dịch tả lợn Châu Phi và các dịch bệnh khác đang hạn chế các cơ hội sản xuất và thương mại.

De Heus cùng với hai đơn vị khác tham gia chương trình này sẽ là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển và vận hành các tiêu chuẩn sản xuất và chế biến thực hành tốt nhất hướng tới các chuỗi hoàn chỉnh về an toàn sinh học trong cung ứng lợn sống, tinh dịch hoặc thịt lợn xuất khẩu. Nhóm công tác sẽ họp định kỳ để điều chỉnh phạm vi để triển khai trên toàn quốc với việc mở rộng việc tham gia cho tất cả các công ty đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu cao về an toàn sinh học và có tiềm năng mở ra các cơ hội xuất khẩu. Công việc này là một trong những hoạt động theo biên bản ghi nhớ của IFC đã ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào tháng 12 năm 2021 để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc kiểm soát bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

De Heus đã luôn xác định an toàn sinh học là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững ngành chăn nuôi đặc biệt là vấn đề an toàn sinh học và vệ sinh trong các trang trại giống ông bà cụ kị. Bởi lẽ nó nó là tiền đề của việc sản xuất; ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá thành trong chăn nuôi heo; là nền tảng quan trọng duy trì sự ổn định của ngành chăn nuôi. Vì lẽ đó De Heus luôn nỗ lực để áp dụng những mô hình chăn nuôi đảm bảo đúng quy chuẩn và an toàn sinh học, nhằm đem đến cho thị trường nguồn con giống thương phẩm chất lượng, sạch bệnh là vô cùng cần thiết vào thời gian này, để sớm bình ổn giá heo giống đưa vào sản xuất.