Đồng bằng Sông Cửu Long: khan hiếm con giống

15 tháng 5 2020
-
2 phút

Hiện nay nhiều tỉnh thành công bố hết bệnh dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn sau khi dịch bệnh được khống chế. Tuy nhiên, cái khó lớn nhất đối với người chăn nuôi là việc mua heo giống để tái đàn, không chỉ giá cao mà muốn mua heo giống cũng không có nơi bán.

Tình hình khan hiếm con giống tại các tỉnh ĐBSCL

Tại tỉnh An Giang, do ảnh hưởng của dịch bệnh dịch tả heo châu Phi, toàn tỉnh đã tiêu tủy gần 29.000 con heo. Bước sang đầu năm 2020, bệnh dịch tả heo châu Phi được đẩy lùi và sau đó UBND tỉnh ra quyết định về việc công bố hết dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Sau khi An Giang công bố hết dịch tả heo châu Phi, ngành nông nghiệp đang khuyến khích các trang trại, hộ dân thực hiện tái đàn heo trên địa bàn một cách thận trọng và hiệu quả, nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát dịch trở lại, để góp phần bình ổn giá heo trên thị trường tỉnh.

Cùng với đó tăng cường quản lý chăn nuôi heo, phục hồi đàn nái bị thiệt hại sau dịch, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống dịch bệnh, cung cấp cho thị trường các sản phẩm thịt heo đảm bảo an toàn thực phẩm. Chăn nuôi phát triển theo hướng gia trại, trang trại công nghiệp, nuôi theo hướng an toàn sinh học, bảo vệ môi trường... Ưu tiên tái đàn ở những xã không có dịch bệnh.

Còn tại Đồng Tháp, có hướng đi mới hơn về kế hoạch tái đàn gắn với tái cơ cấu chăn nuôi heo sau dịch tả heo châu Phi giai đoạn 2020 - 2025, phải có ít nhất 30% số hộ chăn nuôi lớn (tối thiểu từ 50 con đối với heo sinh sản, 100 con đối với heo thịt) đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp thì tỉnh có tổng lượng đàn heo lớn thứ 2 ở ĐBSCL, chỉ sau tỉnh Tiền Giang. Vì trên địa bàn có làng bột Sa Đéc khá lớn, nên có nguồn thức ăn dồi dào phục vụ cho những người nuôi heo truyền thống.

Về nguyên tắc tái đàn, mỗi cơ sở chăn nuôi thực hiện tái đàn với số lượng khoảng 10%, tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở có quy mô nuôi trên 100 con heo ở một thời điểm hoặc nuôi không quá 10 con đối với cơ sở có quy mô nuôi từ 100 con trở xuống. Theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo tái nuôi trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp Đồng Tháp, sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở. Đồng thời việc tái đàn phải tuân thủ điều kiện về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường theo quy định. Không được tái đàn khi chưa bảo đảm các điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và điều kiện bảo vệ môi trường.

Tại tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, sau khi UBND tỉnh có quyết định công bố hết bệnh dịch tả heo châu Phi trên toàn tỉnh, người chăn nuôi đã có thể phát triển đàn trở lại. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp khuyến cáo người dân tái đàn cần phải khai báo để được hướng dẫn và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.

Còn theo ông Nguyễn Trường Đông, Phó Giám Đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, hiện nay, đơn vị mới đang làm thủ tục để nhập heo ông bà từ các cơ sở thuộc Viện chăn nuôi trực thuộc ngành nông nghiệp về gầy dựng lại. Như vậy, sớm nhất cũng phải qua tới đầu năm sau mới có heo giống để cung cấp ra cho dân tái đàn.

Giải pháp nào cho việc tái đàn khẩn cấp?

Theo các chuyên gia lâu năm trong ngành chăn nuôi thì dịch tả heo châu Phi có thể bùng phát trở lại bất cứ khi nào, việc tái đàn phải thận trọng, tuân thủ các vấn đề về an toàn sinh học, nhưng với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì điều này rất khó khăn. Vậy, giải pháp nào cho những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ? Đối với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không nên nuôi heo nái sinh sản khi chưa chuẩn bị được chuồng trại theo quy chuẩn an toàn sinh học, chỉ nên nuôi heo thịt. Với những trại có quy mô lớn hơn đã từng nuôi trên 20 heo nái sinh sản thì nên lựa chọn những con heo nái có khả năng đẻ và nuôi con tốt, phối với giống tinh thuần Yorkshire hoặc Landrace để tạo ra nái hậu bị. Tuy nhiên, đây là giải pháp trước mắt, khẩn cấp cho việc tái đàn. Còn lâu dài, các trang trại nuôi heo nái sinh sản nên chọn mua heo nái hậu bị từ những trang trại có nguồn gốc tốt, sạch bệnh từ những trang trại làm giống có uy tín.

Tại De Heus, chúng tôi có trung tâm heo giống Gencen cung cấp tinh heo thuần dòng Landrace và Large White. Số heo nọc này được nhập trực tiếp từ Pháp và Canada đã được chứng nhận an toàn với các dịch bệnh: Lở Mồm Long Móng, Dịch Tả Lợn, Tai Xanh, Sảy Thai Truyền Nhiễm, Xoắn Khuẩn, Giả Dại, Viêm Dạ Dày Ruột Truyền Nhiễm. Trung tâm hiện nay cung cấp ra thị trường tinh heo thương hiệu Gencen được pha chế và đóng gói, với sản lượng bình quân hàng tháng từ 25,000 liều/tháng. Điều này sẽ góp phần vào việc tái đàn khẩn cấp cho người chăn nuôi.

Song song với đó, De Heus vẫn đang trên con đường hoàn thành sự mệnh cam kết hỗ trợ tối đa cho người chăn nuôi trong việc tối ưu hóa quy trình chăn nuôi hiệu quả với một trong những yếu tố quan trọng nhất là Con giống. Nhận thấy vấn đề cấp thiết cần phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cũng như đáp ứng nhu cầu về giống di truyền khỏe và sạch bệnh luôn tăng cao sau mỗi đợt dịch bệnh để phục vụ việc tái đàn, Tập đoàn De Heus đã luôn chủ động liên kết với các đối tác chiến lược, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và phân phối heo giống sạch bệnh phục vụ nhu cầu của các khách hàng chăn nuôi heo tại Việt Nam. Từ đó De Heus cùng các đối tác đã xây dựng lên TRANG TRẠI HEO GIỐNG VIỆT NAM - HÀ LAN tại Ấp Trà Mẹt, Xã Tham Đôn, Huyện Mỹ Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng, TRẠI HEO GIỐNG SAFE PORK – CHI NHÁNH SƠN LA, tại Bản Cao Đa 1, Xã Phiêng Ban, Huyện Bắc Yên, Tỉnh Sơn La, và tiếp tục tiến hành hợp tác với đối tác xây dựng những trang trại giống khác.