Giảm Thiểu Những Ảnh Hưởng Và Tác Động Tiêu Cực: Cách Chúng Tôi Tiếp Cận Đậu Nành Bền Vững

29 tháng 3 2022
-
5 minutes

Ngày nay, các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi và thực phẩm có nhiều lựa chọn nguồn cung đậu nành bền vững. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về đậu nành bền vững, mặc dù tất cả đều có cùng mục tiêu không phá rừng và chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác.

Một trong những Mục tiêu Xanh Toàn cầu của tập đoàn De Heus mọi đơn vị kinh doanh của De Heus sẽ sử dụng đậu nành được chứng nhận bền vững vào 2025. Ông Ben Tacken, Giám đốc Thu mua và Thương mại của Tập đoàn De Heus, luôn sẵn lòng chia sẻ câu chuyện đằng sau cách tiếp cận nguồn cung bền vững của De Heus với khách hàng và đối tác trong chuỗi giá trị sản xuất. “Các quyết định của chúng tôi đều nhằm thúc đẩy sản xuất bền vững ở những quốc gia cần sự hỗ trợ của chúng tôi nhất.”

Với vai trò giám đốc Thu mua và Thương mại, quan điểm của ông về việc đầu tư vào phát triển bền vững là gì?

“Với hoạt động xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và sản xuất tại hơn 20 quốc gia, chúng tôi có đủ sức ảnh hưởng để đưa vấn đề này vào kế hoạch làm việc của rất nhiều chuỗi giá trị địa phương. Quan trọng hơn, De Heus sử dụng khoảng 1,7 triệu tấn đậu nành trên toàn thế giới. Lựa chọn của chúng tôi đã thúc đẩy nhu cầu về đậu nành bền vững trên toàn cầu. Đây cũng là lý do tại sao đến năm 2025, De Heus sẽ chỉ sử dụng đậu nành bền vững tuân thủ tiêu chuẩn nguồn cung đậu nành của FEFAC.”

Đậu nành De Heus thu mua phải đáp ứng nhu cầu khác nhau của đối tác và các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Ông nhìn nhận việc này ra sao?

"Nhu cầu đậu nành bền vững khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi ngành công nghiệp. Nhu cầu này ở châu Âu được thể hiện rõ ràng nhất. Tại một số thị trường, ngày càng có nhiều đối tác trong chuỗi giá trị sẵn sàng trả giá cao hơn cho đạm động vật được sản xuất bằng nguồn nguyên liệu đậu nành không có nguồn gốc phá rừng. Các siêu thị ở Hà Lan là một ví dụ. Họ được thúc đẩy bởi nhu cầu thị trường, mối quan tâm của xã hội hoặc luật pháp, hoặc đôi khi là cả ba. Ở châu Phi và châu Á, vấn đề này không quá được coi trọng. Mặc dù nó đang được chú ý hơn do ngày càng nhiều quốc gia xuất khẩu sang châu Âu. Đáp ứng nhu cầu thức ăn chăn nuôi của trang trại gia súc, gia cầm và thuỷ sản là ưu tiên chính của chúng tôi. Việc họ muốn sử dụng thức ăn có đậu nành bền vững hay không còn phụ thuộc vào khả năng chi trả của thị trường đối với nỗ lực đầu tư của họ.”

De Heus Animal Nutrition_Animal Nutrition_Compound feed_Soybean_plant_in_the_sun.jpg

De Heus luôn ưu tiên thu mua đậu nành qua các hệ thống chứng nhận hoặc mô hình mass balance. Ông có thể giải thích thêm lí do được không?

“Người nông dân phải đầu tư rất nhiều khi chuyển sang trồng đậu nành mà không phải phá rừng. Do đó, họ nên là người thụ hưởng các ưu đãi tài chính thúc đẩy đậu nành bền vững. Chúng tôi đảm bảo rằng khoản chi phí chúng tôi trả thêm trên mỗi tấn đến được tận tay những người nông dân lựa chọn sản xuất đậu nành bền vững bằng việc mua đậu nành thông qua các hệ thống chứng nhận. Với mô hình “mass balance”, nguồn gốc của đậu nành có thể được truy xuất tới từng xưởng sản xuất, tức là chúng tôi trực tiếp hỗ trợ người nông dân sản xuất ra đậu nành chúng tôi sử dụng trong thức ăn chăn nuôi của mình.”

“Chỉ tính riêng ở Brazil, có hơn 200,000 hộ nông dân trồng đậu nành, với sản lượng 130 triệu tấn đậu nành mỗi năm.”

Ben Tacken

Giám đốc Thu mua và Thương mại của Tập đoàn De Heus

Cũng có ý kiến cho rằng đậu nành được sử dụng thông qua mô hình segregation sẽ tốt hơn.

“Chuỗi cung ứng đậu nành toàn cầu phân bổ rải rác, nên việc truy xuất nguồn gốc tốn khá nhiều chi phí. Mô hình segregation yêu cầu đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo lượng đậu nành không có nguồn gốc phá rừng phải được vận chuyển và trữ kho riêng nên chi phí lại còn cao hơn nữa. Theo tôi, đó không phải là đầu tư vào sản xuất bền vững, đó là đầu tư vào kho vận. Mô hình này sẽ làm giá đậu nành Nam Mỹ tăng quá cao, các đối tác trong chuỗi giá trị không thể chi trả nổi. Khi đó thị trường châu Âu sẽ chuyển sang nhập đậu nành từ những nơi khác, ví dụ như Bắc Mỹ. Đúng là đậu nành ở Bắc Mỹ có mác không phá rừng, nhưng chỉ vì nơi này đã từ lâu không còn rừng nguyên sinh nữa. Nghĩa là tuy chúng ta trả cho đậu nành không có yếu tố phá rừng, nhưng lại không hề thúc đẩy việc sản xuất đậu nành bền vững chút nào. Nếu nhu cầu đậu nành bền vững từ Nam Mỹ của thị trường châu Âu giảm, các quốc gia không xem trọng tính bền vững sẽ tăng nhập đậu nành từ khu vực này. Chúng tôi quan ngại rằng khi đó mức độ phá rừng sẽ tăng, do mất thị trường châu Âu tức là mất nguồn tiền chi trả cho người nông dân trồng đậu nành bền vững.”

Sử dụng đậu nành bền vững trong thức ăn khiến người chăn nuôi phải đối mặt với giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Như ông đã đề cập, không phải thị trường nào cũng có thể bù được phần chi phí phát sinh cho người chăn nuôi.

“Ngăn chặn nạn chặt phá rừng cùng chuyển đổi đất rừng thành đất canh tác là ưu tiên quan trọng của De Heus. Các thực hành thân thiện với môi trường đó cũng phải đem về lợi ích trực tiếp cho người nông dân ở cả hai đầu của chuỗi giá trị. Với Mục tiêu Xanh Toàn cầu, chúng tôi cam kết và đảm bảo với các đối tác, nhà cung cấp rằng De Heus sẽ đầu tư vào đậu nành bền vững và sự phát triển bền vững của chuỗi giá trị. Với bộ Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp, chúng tôi muốn nhà cung cấp đồng hành cùng chúng tôi chinh phục tham vọng này. Hy vọng rằng các đối tác trong chuỗi giá trị khắp nơi trên thế giới sẽ dần theo chân chúng tôi.”